Hiện nay, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao. Vậy bạn có biết giá nước máy bao nhiêu 1 khối? Nếu chưa thì để HPKVIETNAM giải đáp thắc mắc giúp bạn thông qua bài viết này nhé!

1. 1 khối nước bao nhiêu tiền?

Hiện nay, giá nước tại mỗi khu vực sẽ có sự chênh lệch đáng kể. MoMo sẽ đưa hai ví dụ về giá nước sinh hoạt 2023 tại TP Hà Nội và TPHCM.

1.1. Giá nước tại Hà Nội

Sau gần 10 năm không tăng giá nước, ngày 07/07/2023 vừa qua UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 3541/QĐ-UBND về điều chỉnh giá nước sinh hoạt trên địa bàn. Theo đó, giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt sẽ được điều chỉnh tăng theo 2 lộ trình là: 6 tháng cuối năm 2023 và năm 2024 với từng nhóm khách hàng sử dụng nước khác nhau. Cụ thể như sau:

Lưu ý: Mức giá bán lẻ nước nêu trên chưa bao gồm thuế GTGT, phí bảo vệ môi trường (đối với nước thải sinh hoạt).

1.2. Giá nước sinh hoạt TPHCM

Mời bạn tham khảo giá nước sinh hoạt TPHCM 2023 tại bảng dưới đây:

1.3. Nước kinh doanh bao nhiêu một khối?

Như đã thống kê ở trên, giá tiền nước áp dụng cho đơn vị kinh doanh dịch vụ sẽ cao hơn các đối tượng khác. Cụ thể:

Giá nước dịch vụ kinh doanh của Hà Nội tính từ tháng 7/2023 là 27.000 đồng/m3. (chưa thuế);

Giá nước dịch vụ kinh doanh của TPHCM là 21.300 đồng/m3 (chưa thuế).

2. Cách tính tiền nước

Giá nước sinh hoạt hiện nay được tính theo công thức tích lũy. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiền nước mỗi tháng là bạn thuộc nhóm đối tượng nào, nhu cầu sử dụng nước trong một tháng là bao nhiêu…

Ví dụ: Một hộ gia đình sinh sống tại Hà Nội sử dụng hết 40m3 nước một tháng. Cách tính tiền nước lúc này sẽ là:

Bậc 1 (Giá nước 10m3 đầu tiên x 10): 7.500 x 10 = 75.000 đồng

Bậc 2 (Giá nước 10 – 20m3 x 10): 8.800 x 10 = 88.000 đồng

Bậc 3 (Giá nước 20m3 – 30m3 x 10): 12.000 x 10 = 120.000 đồng

Bậc 4 (Giá nước 30m3 x số khối nước còn lại sau khi trừ các bậc trên): 24.000x 10 = 240.000 đồng.

Tổng giá tiền nước sử dụng:  75.000 + 88.000 + 120.000 + 240.000 = 523.000 đồng.

Giá nước thanh toán: Giá nước thanh toán = 523.000 (giá nước gốc) + 26.150 (5% thuế GTGT) + 52.300 (10% phí bảo vệ môi trường) =  601.450 đồng.

3. Cách tiết kiệm nước sinh hoạt

Trước tình trạng giá nước sinh hoạt ngày càng tăng cao, bạn cần có kế hoạch tiết kiệm nước để vừa tiết kiệm chi tiêu vừa chung tay bảo vệ môi trường sống. Hãy bắt đầu tiết kiệm nước từ những hành động nhỏ như:

Sử dụng nước nước rửa rau hoặc nước thải ra từ máy lọc để xả bồn cầu, tưới cây;

Chuyển sang sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm nước như vòi sen, vòi phun nước hay sử dụng máy giặt có công suất lớn, bồn cầu có nút xả mạnh;

Rèn luyện thói quen tiết kiệm nước cho bản thân như: tắt vòi nước khi không sử dụng, mở vòi ở mức vừa phải, sử dụng cốc khi đánh răng, rửa rau bằng chậu, tắt vòi nước khi đang rửa mặt, cao râu…

Giáo dục cho con cái tầm quan trọng của nước sạch và cách tiết kiệm nước;

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị sử dụng nước như máy giặt, máy rửa bát, các vòi nước, bồn cầu…

Tận dụng nguồn nước từ thiên nhiên để lau nhà, tưới cây, vệ sinh nhà tắm, sân vườn, rửa xe…

Rút ngắn thời gian tắm gội và hạn chế tần suất tắm bồn;

Đặt chai nhựa hoặc phao nổi trong ngăn xả nước của bồn cầu;

Nên tưới cây vào buổi sáng để hạn chế tình trạng nước bị bốc hơi.

1 thoughts on “GIÁ NƯỚC SINH HOẠT VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay